Skip to main content

Những “bậc thang” trên lộ trình trở thành bếp trưởng điều hành

Bếp trưởng Điều hành là “bậc thang” cao nhất trong lộ trình nghề bếp nên thu nhập cũng như những cơ hội cho vị trí này luôn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, để đạt được cấp độ này, người đầu bếp cần có kiến thức chuyên sâu về ẩm thực, về nghề và tích lũy nhiều kinh nghiệm, nắm chắc kỹ quản lý, điều hành.

bep truong dieu hanh chuyen nghiep

Bếp trưởng Điều hành là vị trí hấp dẫn được các đầu bếp hướng tới

Để đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách hiện nay, các đơn vị kinh doanh ẩm thực đang không ngừng tuyển dụng nhiều lao động nghề bếp cho các vị trí khác nhau. Trong đó, vị trí Bếp trưởng Điều hành luôn được tìm kiếm, chào mời về làm việc với mức lương rất cao và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn do “cung không đủ cầu”. Đây vừa là mục tiêu và cũng là điểm tạo sức hút với hầu hết những ai khi mới chân vào nghề. Cùng xem đâu là những “bậc thang” trên lộ trình trở thành Bếp trưởng Điều hành mà một người đầu bếp cần trải qua nhé!

1. Thực tập sinh (Internship)

Thực tập sinh là “bậc thang” đầu tiên trong lộ trình nghề bếp. Với mục tiêu học việc nên thực tập sinh thường làm một số công việc được giao trong bếp do Tổ trưởng phân công. Vị trí này thường không nhận lương hoặc chỉ nhận phụ cấp khoảng 1 triệu đồng/tháng.

2. Phụ bếp (Kitchen helper)

phụ bếp

Phụ bếp là một trong những vị trí đầu tiên khi theo nghề

Để có được những thành công và vị trí nhất định trong các gian bếp đẳng cấp, tất cả các đầu bếp nổi danh gần như đều bắt đầu là một phụ bếp. Phụ bếp thường làm các công việc như: chuẩn bị nguyên liệu, thành phần món ăn theo công thức, dụng cụ và mọi thứ cơ bản khác theo chỉ đạo của Tổ trưởng; phụ việc cho người tiếp thực khi đông khách… Hiện nay, mức lương của một phụ bếp dao động trong khoảng từ 4 – 4,5 triệu đồng/tháng.

3. Đầu bếp hay Nhân viên bếp (Cook)

Sau khi phụ bếp được một thời gian và tích lũy đủ một số kỹ năng quan trọng thì bạn có thể thăng tiến lên vị trí đầu bếp. Công việc của người đầu bếp chủ yếu là: chuẩn bị nguyên liệu, thành phần món ăn theo công thức, dụng cụ và mọi thứ cơ bản khác theo chỉ đạo của Tổ trưởng; nấu các món ăn theo phân khu menu dưới sự điều động của tổ trưởng. Hiện nay, lương đầu bếp khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng và chưa tính tiền phụ cấp hoặc tiền tip tùy vào nơi làm việc.

4. Tổ Phó/ Ca phó bếp (Demi Chef)

Tổ phó hay Ca phó bếp thường làm việc dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổ trưởng bếp và có nhiệm vụ hỗ trợ họ điều phối công việc hàng ngày như: nấu các nhóm món theo phân khu menu; hỗ trợ công việc cho Tổ trưởng… Vị trí này có mức lương cao hơn đầu bếp một chút và dao động trong khoảng từ 7- 9 triệu đồng/tháng.

5. Tổ trưởng/ Ca trưởng bếp (Chef de Partie)

Các công việc chính của Tổ trưởng bếp như: phụ trách quản lý một nhóm/ khu vực bếp nhất định; phụ trách nấu nhóm món theo phân bố của Bếp trưởng; phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng nghề trong nhóm/ khu vực bếp nhất định; lên đơn đặt hàng tại khu vực bếp phụ trách… Mức lương của vị trí này khoảng 9 – 11 triệu/tháng.

6. Bếp phó (Sous Chef)

Bếp phó là vị trí bao quát công việc, hỗ trợ Bếp trưởng và Bếp trưởng Điều hành trong các hoạt động bộ phận giúp nhà bếp được vận hành hiệu quả như:

• Phụ trách hỗ trợ quản lý các khu vực bếp trong một nhà hàng. (vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng nghề, kế hoạch nhân sự của bếp…)
• Hỗ trợ đào tạo kỹ năng & lên kế hoạch đào tạo chung.
• Theo dõi tình hình chi tiêu trong bếp.
• Thống kê các đơn hàng để đặt hàng tổng.
• Phụ trách kiểm tra chất lượng món ăn.
• Hỗ trợ lên thực đơn nhà hàng, đề ra quy cách & chất lượng món ăn.
• Hỗ trợ lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng…

Thu nhập ở vị trí này khá hấp dẫn từ 12 – 15 triệu đồng/tháng chưa bao gồm các phụ cấp khác.

7. Bếp trưởng (Head Chef)

nữ học nghề đầu bếp

Bếp trưởng hỗ trợ nhân viên bếp sáng tạo món ăn

Bếp trưởng là một “bậc thang” khá cao và là người chịu trách nhiệm phụ trách quản lý toàn bộ các khu vực bếp trong một nhà hàng (vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng nghề, kế hoạch nhân sự của bếp…); phụ trách đào tạo kỹ năng & lên kế hoạch đào tạo chung; phụ trách lên thực đơn, đề ra quy cách & chất lượng món ăn; phụ trách kế hoạch chi tiêu và đặt hàng. Mức lương của các Bếp trưởng dao động khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

8. Bếp phó Điều hành (Executive Sous Chef)

Bếp phó Điều hành là người hỗ trợ Bếp trưởng Điều hành các công việc như:

• Quản lý các bếp trong Khách sạn.
• Lên kế hoạch đào tạo cho bộ phận.
• Lên thực đơn, đề ra quy cách & kiểm soát chất lượng món ăn cho từng bếp.
• Phụ trách kế hoạch chi tiêu của toàn bộ phận…

Lương của các Bếp phó Điều hành dao động khoảng từ 20 – 25 triệu đồng/tháng.

9. Bếp trưởng Điều hành (Executive Chef)

Bếp trưởng Điều hành phải đảm nhiệm hầu hết những nhiệm vụ, công việc quan trọng như:

• Quản lý tất cả các bếp trong Khách sạn.
• Quản lý kế hoạch Nhân sự và đào tạo cho bộ phận.
• Kiểm soát thực đơn, kiểm soát quy cách & kiểm soát chất lượng món ăn của từng bếp.
• Quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa, thực phẩm, đảm bảo chi phí và duy trì được chất lượng sản phẩm.
• Quản lý kế hoạch chi tiêu/ tài chính của toàn bộ phận…

Lương của Bếp trưởng Điều hành hiện nay thường trên 25 triệu đồng/tháng và nhiều chế độ, ưu đãi hấp dẫn khác.

Nếu bạn đam mê ẩm thực và mong muốn chinh phục vị trí Bếp trưởng Điều hành cũng như tìm kiếm cơ hội hấp dẫn để phát triển trong nghề Bếp, đừng quên để lại thông tin để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí mọi thắc mắc nhé!



Ban đầu được đăng tại:https://hocnauan.edu.vn/day-nau-an/nghiep-vu-bep-truong/lo-trinh-hoc

Comments

Popular posts from this blog

Dạy Nấu Ăn Theo Yêu Cầu – Món Đãi Tiệc – Mở Quán – Gia Đình

Ngoài các khóa học nấu ăn ngắn hạn thì dạy nấu ăn theo yêu cầu đang là hình thức được rất nhiều người lựa chọn. Với những ưu điểm nổi bật, các lớp học này đã nhanh chóng giúp trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phương pháp và bí quyết nấu các món ăn mà người học mong muốn để phục vụ theo mục đích của mình. Dạy nấu ăn theo yêu cầu giúp nhiều người nhanh chóng có được bí quyết nấu ăn ngon Tai hnaedu, nơi dạy nấu ăn chuyên nghiệp đa dạng, các lớp dạy nấu ăn theo yêu cầu thường xuyên khai giảng và thu hút đông đảo đối tượng học viên theo học. Lớp học được thiết kế đặc biệt dành cho những ai có nhu cầu học nấu ăn cấp tốc, học nấu ăn để kinh doanh quán ăn, nhà hàng, học nấu các món đãi tiệc hay dành cho những người nội trợ, những ai yêu thích một số món ăn hấp dẫn như: phở, hủ tiếu, bánh canh, phá lấu, cơm tấm… phục vụ trong gia đình. Những đặc điểm của lớp dạy nấu ăn theo yêu cầu • Học viên sẽ được cung cấp kiến thức, hướng dẫn công thức, kỹ thuật, phương pháp và các bí quyết chế

Cách Nấu Bún Riêu Chay Thanh Đạm

Với cách nấu bún riêu chay này, bạn có thể dễ dàng bổ sung vào thực đơn ăn chay của mình và gia đình bất cứ lúc nào. Đừng lo nếu bạn nghĩ các nguyên liệu chay sẽ làm món bún riêu trở nên nhạt nhẽo hơn mà ngược lại còn rất đậm đà, thơm ngon và tốt cho sức khỏe nữa đấy. Bún riêu chay thanh đạm cho thực đơn chay thêm phong phú Ăn chay đang là một trong những xu hướng thu hút ngày càng nhiều người áp dụng vì có rất có lợi cho sức khỏe lẫn tinh thần. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp ăn chay hiệu quả, việc làm cho thực đơn món chay đa dạng và phong phú rất quan trọng, vì vừa giúp cung cấp cho bạn đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa không gây cảm giác chán ăn khi các món ăn chay không đa dạng như món ăn mặn. Chỉ với các nguyên liệu rau củ rất dễ tìm, dễ mua, bạn vẫn có thể chế biến được món bún riêu chay yêu thích cho mình và cả nhà thưởng thức đấy. Cùng xem và thực hiện nhé! Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu bún riêu chay • Sữa đậu nành không đường: 1,5l • Cà chua: 6 trái • Đậu hũ ch

Cách Làm Những Món Chay Đãi Tiệc Đám Giỗ Tại Nhà

Ăn chay ngày càng trở thành xu hướng phổ biến hiện nay. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua cách làm những món chay đãi tiệc đám giỗ tại nhà dưới đây để khéo léo trổ tài nội trợ trong gia đình nhé. Dù chỉ sử dụng các nguyên liệu đơn giản nhưng bạn vẫn có thể biến tấu để chế biến nên nhiều món ăn chay ngon, bổ dưỡng mà không kém phần hấp dẫn so với các món mặn. Thông thường, để làm được một mâm cỗ chay cho các dịp lễ, đám tiệc hay đám giỗ… không phải là vấn đề đơn giản với nhiều người vì các món ăn cần phải đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng và phong phú, hấp dẫn. Cùng tham khảo ngay cách làm các món chay ngon đãi tiệc dưới đây để chuẩn bị trong đám giỗ nhé! Món nem rán chay Nem rán chay Nguyên liệu: • Bánh đa nem: 1 gói • Miến: 100g • Cà rốt: 1 củ • Nấm mèo (mộc nhĩ): 200g • Nấm hương: 200g • Giá đỗ: 100g • Gia vị chay Cách làm: Miến đem ngâm nước lạnh cho nở mềm, vớt ra để ráo rồi cắt khúc nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi. Nấm mèo ngâm nước lạnh cho nở mềm, cắt chân, để ráo nước